Theo Bộ Tài chính vấn đề triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) được thể chế hóa trong các văn bản của Chính phủ về chuyển đối số như: Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi làm việc với đại diện Công ty công nghệ Tools for Human trao đổi về định hướng ứng dụng công nghệ AI. Ảnh: HV.
Kết quả ban đầu
Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc ban hành kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 44/QĐ-BTC ngày 13/01/2022 về kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.
Hiện Bộ Tài chính đã thu được một số kết quả như: Phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine Learning) giúp tự động phân luồng xử lý công việc, tự động gom nhóm hồ sơ công việc điện tử nhằm hoàn thiện chương trình quản lý văn bản và điều hành, ứng dụng mã QR Code để thay thế cho số đến của văn bản, mã nhiệm vụ chỉ đạo; trong quý III/2024, tổng số văn bản đi phát hành điện tử là 3.565 văn bản, tổng số văn bản điện tử nhận về eDocTC là 40.841 văn bản.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận diện khuôn mặt nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nhà nước.
Triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo vào xây dựng bài toán nghiệp vụ hệ thống công nghệ thông tin theo kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện hải quan số. Đến nay, ngành Hải quan đã hoàn thành mục tiêu 5E (E-Declaration; E-payment; E-C/O; E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống CNTT tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan.
Ứng dụng AI trong việc thu thập tự động và phân loại các sản phẩm vào đúng danh mục ngành hàng trong cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.
Trong lĩnh vực an toàn và an ninh thông tin đang được đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tăng cường bảo mật, phòng chống tấn công mạng và giảm thiểu rủi ro. AI hiện được áp dụng trong một số nội dung như giám sát, phát hiện và phản ứng với các mối đe dọa an ninh thông tin tại trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC).
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và khó khăn vướng mắc trong việc ứng dụng công nghệ AI như:
Thứ nhất, về các điều kiện cần thiết để triển khai AI: Dữ liệu chưa đủ lớn, hạn chế trong kết nối và chia sẻ.
Thứ hai, về nguồn kinh phí và nguồn nhân lực còn hạn hẹp so với mặt bằng chung trên thế giới. Việt Nam mới chỉ được tiếp cận trong khoảng 2-3 năm trở lại đây.
Thứ ba, hiện tại ứng dụng AI đang áp dụng cho khối Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng mới chỉ dừng ở mức đơn giản như: sinh trắc học và trợ lý ảo, chưa đa dạng và chưa đáp ứng về “chiều sâu” trong các hoạt động phân tích số liệu điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước.
Thứ tư, hiện nay hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ AI mới chỉ dừng ở mức ban hành các chương trình, kế hoạch hành động về việc ứng dụng công nghệ AI trong cơ quan Nhà nước, chưa có các chính sách, quy định về pháp lý như an toàn, bảo mật trong việc ứng dụng AI, hướng dẫn đạo đức, tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân…
Một số định hướng ứng dụng AI trong giai đoạn 2025-2030
Trong giai đoạn 2025-2030, Bộ Tài chính sẽ tập trung nghiên cứu để áp dụng công nghệ AI trong một số lĩnh vực khác thuộc chức năng nhiệm vụ quản lý của Bộ Tài chính, cụ thể:
Đang nghiên cứu áp dụng AI để phân tích, dự báo tình hình thị trường chứng khoán, cũng như giám sát, theo dõi tình hình hoạt động của các công ty đại chúng, tránh tình trạng gian lận chứng khoán.
Trong lĩnh vực quản lý thuế, Bộ Tài chính đang nghiên cứu áp dụng AI để hỗ trợ, tạo thuận tiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính hơn cho người nộp thuế; sử dụng AI trong phân tích cảnh báo rủi ro, gian lận hoàn thuế trong triển khai hóa đơn điện tử, hoàn thuế điện tử, từ đó làm dày thêm cơ sở dữ liệu về thuế.
Trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, xây dựng đầy đủ các kịch bản điều hành, các bộ công thức về điều hành kinh tế, tạo tiền đề, cơ sở để công nghệ AI có thể phát huy tối đa trong việc hỗ trợ phân tích, cảnh báo, dự báo và ra quyết định tự động về các chính sách điều hành kinh tế của Bộ Tài chính.
https://mof.gov.vn/
- Bố trí ít nhất 15% ngân sách chi sự nghiệp khoa học phục vụ nghiên cứu công nghệ chiến lược (11/02/2025, 19:26)
- Từ ngày 01/7/2025 người nộp thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế (15/01/2025, 13:10)
- Thông báo các tên miền giả mạo các cơ quan, tổ chức tài chính, các ngân hàng (15/09/2024, 13:34)
- Hội thảo kết nối, chia sẻ và đảm bảo về An toàn an ninh thông tin thúc đẩy chuyển đổi số ngành Tài chính (23/08/2024, 10:30)
- Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 (05/07/2024, 19:33)
- Bộ Tài chính luôn ủng hộ và tiên phong trong thanh toán không dùng tiền mặt (01/07/2024, 21:14)
- Lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thực hiện công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng (23/05/2024, 17:21)
- Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, có kết quả thiết thực (29/12/2023, 13:10)
- Bộ Tài chính quy định tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân (26/12/2023, 14:13)
- Bộ Tài chính đảm bảo an toàn thông tin hiển thị trên bảng điện tử LED (23/12/2023, 15:27)