Đó là chủ đề của Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021 vừa được Bộ Tài chính tổ chức với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng tới dự và phát biểu tại diễn đàn.
Tham dự Diễn đàn còn có gần 300 đại biểu là đại diện Lãnh đạo các bộ, ngành trung ương; một số cơ quan địa phương; đơn vị thuộc Bộ Tài chính; trường đại học khối kinh tế - tài chính; tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp và thành phần khác liên quan; nhà khoa học, chuyên gia kinh tế - tài chính trong và ngoài nước; tổ chức quốc tế (IMF, WB, GIZ, ADB, UNICEF…). Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021 bao gồm 02 phiên tham luận: Phiên 1: Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 – 2030; Phiên 2: Giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng phát biểu tại Diễn đàn
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, sau 10 năm thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020, các cân đối lớn của nền kinh tế được củng cố, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính, củng cố tiềm lực tài chính nhà nước, cải thiện dư địa chính sách tài khóa. Nhờ vậy, 2 năm qua, các giải pháp tài chính - ngân sách nhà nước đã được chủ động đưa ra để ứng phó có hiệu quả trước tác động của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với một số hạn chế như: cân đối ngân sách khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19; áp lực tăng chi ngân sách cho các mục tiêu an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vẫn rất cao, nhất là đối với yêu cầu chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo; phân bổ nguồn lực vẫn còn dàn trải; công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước còn chậm... đòi hỏi phải có những định hướng, giải pháp tài chính đồng bộ, toàn diện nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua cú sốc khó khăn bởi đại dịch, khôi phục sản xuất và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và gặp khó khăn như hiện nay, trước những sức ép lớn về y tế, kinh tế dẫn đến nhu cầu chi ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung, chi NSNN cho y tế, an sinh xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh nói riêng tăng cao, trong khi thu NSNN có xu hướng giảm. Do đó, Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu Chính phủ, Quốc hội nhiều giải pháp tài chính - ngân sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 như: (i) Thực hiện miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế và các khoản thu NSNN với tổng số tiền hỗ trợ năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 140 nghìn tỷ đồng để các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất - kinh doanh; (ii) Ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân, tổng mức khoảng 26 nghìn tỷ đồng; (iii) Bộ Tài chính cũng đã tham mưu Chính phủ thành lập Quỹ Vắc-xin phòng Covid-19 nhằm huy động các nguồn lực tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước.
Với những giải pháp tài chính trên và dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát chặt chẽ của Quốc hội và sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, chia sẻ, đoàn kết, thống nhất của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp và việc thực hiện có hiệu quả những giải pháp tài chính nêu trên, tình hình đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, các giải pháp tài chính - NSNN đã góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp đòi hỏi Chính phủ phải có giải pháp tài chính tổng thể cùng với những nguồn lực cụ thể nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.
Tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021, các diễn giả, các nhà quản lý, các chuyên gia về tài chính trong và ngoài nước đã trao đổi, thảo luận, làm rõ hơn về bối cảnh, triển vọng kinh tế tài chính trong nước và thế giới thời gian tới; các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030; các giải pháp tài chính - ngân sách cho phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam (trong đó tập trung vào các chính sách tài chính cho huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế số...)./.
Toàn cảnh Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021 tổ chức tại thủ đô Hà Nội
Theo https://mof.gov.vn/
- Thủ tướng phát động Phong trào thi đua 'Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số' (24/04/2025, 14:36)
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất phương án sắp xếp đơn vị hành chính (24/04/2025, 11:00)
- Trước sức ép thuế quan, Thủ tướng yêu cầu NHNN và Bộ Tài chính hành động khẩn (24/04/2025, 10:53)
- Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tháng 4 năm 2025 (23/04/2025, 17:04)
- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (22/04/2025, 08:33)
- Hoạch định tổ chức bộ máy khi hợp nhất hai tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên (22/04/2025, 06:49)
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII (17/04/2025, 11:17)
- Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL (17/04/2025, 11:12)
- Hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số lần thứ Nhất (17/04/2025, 11:02)
- P4G 2025: Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm (17/04/2025, 10:53)
- Chuẩn bị sắp xếp lại bộ máy, các tỉnh hoàn thành quyết toán ngân sách trước ngày 30/6 (17/04/2025, 07:03)