Sáng 12/6, tại Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông tin về việc tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 tại Chương trình (Ảnh: vnexpress.net)
Theo đó, mức tăng nhiều nhất là vùng 1 với 260.000 đồng một tháng; thấp nhất là vùng IV với 180.000 đồng một tháng. Cụ thể, các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu trên tăng bình quân 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Về mức lương tối thiểu giờ, Nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ. Đây là loại lương tối thiểu mới, nhằm triển khai Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ đầu năm 2021.
Mục đích của lương tối thiểu giờ là mở rộng độ bao phủ, bảo vệ các nhóm lao động làm công việc linh hoạt, không trọn thời gian trong các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ như nhà hàng, siêu thị, quán cà phê... Cách tính được quy đổi theo lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn. Bộ Lao động giải thích phương pháp này tránh gây xáo trộn về việc trả lương cho người lao động, ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ lao động trong doanh nghiệp..
Công nhân lao động vỗ tay hoan hô khi Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp thông tin Chính phủ đã ký ban hành Nghị định tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7 (Ảnh: vnexpress.net)
Trên thực tế, lương tối thiểu giờ đã được đưa vào Bộ luật Lao động năm 2012 (thi hành từ năm 2013, hiện hết hiệu lực). Điều 91 Bộ luật quy định "lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và xác lập theo vùng, ngành". Tới Bộ luật Lao động 2019, lương tối thiểu ngành bị bỏ, chỉ còn xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ. Song các văn bản điều chỉnh lương hàng năm mới quy định cụ thể về lương tối thiểu tháng mà không có lương tối thiểu giờ. Theo đó, 10 năm qua vẫn chưa có quy định cụ thể thực hiện lương tối thiểu giờ.
Cũng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng, giờ là mức thấp nhất làm cơ sở để thoả thuận và trả lương cho người lao động. Doanh nghiệp không được áp dụng thấp hơn mức lương tối thiểu này. Với người lao động được trả lương theo tuần, ngày hoặc theo sản phẩm thì mức lương quy đổi cũng không thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc tối thiểu giờ. Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022..
Theo https://daklak.gov.vn/
- Thủ tướng phát động Phong trào thi đua 'Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số' (24/04/2025, 14:36)
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất phương án sắp xếp đơn vị hành chính (24/04/2025, 11:00)
- Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tháng 4 năm 2025 (23/04/2025, 17:04)
- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (22/04/2025, 08:33)
- Hoạch định tổ chức bộ máy khi hợp nhất hai tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên (22/04/2025, 06:49)
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII (17/04/2025, 11:17)
- Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL (17/04/2025, 11:12)
- Hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số lần thứ Nhất (17/04/2025, 11:02)
- Chuẩn bị sắp xếp lại bộ máy, các tỉnh hoàn thành quyết toán ngân sách trước ngày 30/6 (17/04/2025, 07:03)
- Hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025 (16/04/2025, 14:32)
- Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương nguyên tắc xử lý tài chính, NSNN khi sắp xếp bộ máy (16/04/2025, 13:00)